1,
Radiant Capital - Tay chơi ngắn hạn trong #Arbitrum Ecosystem?
Thread bao gồm:
👉 Team
👉 Investor
👉 Sản phẩm/Mô hình hoạt động
👉 Mô hình tokenomic đáng ngờ?
👉 Đánh giá cá nhân
Bài viết là quan điểm cá nhân & không được coi là lời khuyên đầu tư!
2,
👉 Team
George - CEO / Project Lead
TOM - CTO / Lead Developer
Aaron - CSO (Giám đốc chiến lược)
Liam - Operations Manager
Roger - Marketing Manager
Bên cạnh đó đội ngũ của dev bao gồm Khanh, Steve, Daniel, Ben, Alex.
Mình có đi sâu hơn để tìm hiểu về background
3,
thì không tìm thấy vào discord thì cũng chỉ có thông tin như thế này. Trao đổi với mod của dự án là bạn Hung Vu thì bạn có chia sẻ ra bởi vì dự án đã từng listing trên sàn AscendEX nền team đã được KYC bởi sàn bên cạnh đó mod có chia sẻ thêm là đội ngũ
4,
đến từ TradFi. Tuy vậy đội ngũ dự án vẫn là ẩn danh.
👉 Investor
Dự án được phát triển, đóng góp, bỏ phiểu bởi cộng đồng nên sẽ không có sự tham gia của các VCs nên tất nhiên sẽ không có seed, private,...
5,
Về sản phẩm thì Radiant không có quá nhiều sự khác biệt so với các dự án Lending Protocol tràn ngập ngoài thị trường.
Đơn giản người dùng gửi tài sản thế chấp của mình vào để nhận lãi suất hiện tại Radiant đang chấp nhận các loại tài sản thế chấp
6,
phổ biến như BTC, ETH, RDNT, USDT, USDC & DAI. Hiện tại trên discord của dự án cũng đang úp mở về Radiant v2, với phiên bản v2 Radiant hoàn toàn trở thành 1 Cross-chain Lending & Borrowing nhờ sự hỗ trợ của LayerZero và BNB Chain là blockchain đầu tiên mà
7,
Radiant hướng đến. Thời gian dự kiến triển khai là tháng 10/2022.
Việc có thêm các loại tài sản thế chấp sẽ được voting bởi cộng đồng của Radiant, ở thời điểm hiện tại phần lớn token vẫn thuộc team & VCs nên khả năng cao quyền quyết định
8,
vẫn sẽ nằm ở đội ngũ dự án.
👉 Mô hình tokenomic đáng ngờ?
Incentives dành cho người vay lẫn cho vay (đơn giản là chương trình Liquidity Mining) chiếm 50% token dự án sẽ được trả dần trong vòng 2 năm.
Incentives cho Pool 2 chiếm 20% (đây là pool cung
9,
cấp thanh khoản cho cặp giao dịch RDNT/WETH trên Sushiswap) cũng được trả dần trong vòng 2 năm.
Đối với những người có những đóng góp quan trọng cho dự và advisor chiếm 7% sẽ được trả dần cho vòng 1 năm.
10,
3% cho Tresury của dự án và để mang đi cung cấp thanh khoản.
20% cho đội ngũ core team với thời gian khoá 3 tháng và trả dần trong vòng hơn 1 năm.
Đi sâu vào cơ chế khi triển khai tokenomic của Radiant thì có 1 vài điểm nổi bật sau đây:
11,
1. Phần thưởng từ chương trình Liquidity Mining sẽ được vesting dần dần trong vòng 28 ngày nếu bạn muốn nhận luôn một cục sẽ bị phạt 50%
2. Những người tham gia staking RDNT sẽ được chia sẻ doanh thu của dự án và nhận thêm phần thưởng từ
12,
những người bị phạt.
👉 Đánh giá cá nhân
Về ưu điểm:
1. Đây là 1 dự án native trên Arbitrum Ecosystem đã được audit bởi PeckShield.
2. Đã có những user đầu tiên tham gia sử dụng sản phẩm của Radiant. Hiện tại dự án có khoảng $45M TVL
13,
Về nhược điểm
1. Về sản phẩm thì mình thấy không có quá nhiều điểm nổi bật TVL cao có thể user đang tập trung farming trên dự án và có thể rời đi khi nguồn yield này cạn kiệt.
2. Về đội ngũ ẩn danh nên không thể xác minh được họ có background như
14,
nào? Đã từng xây dựng dự án nào và hiện tại các công trình đó đang như thế nào?
3. Đặc biệt là vời tokenomic với thời gian vesting ngắn chưa thể hiện được mức độ cam kết của dự án trong dài hạn. Việc team chỉ bị khoá token 3 tháng, advisor thì không
15,
bị khoá token,... đều thể hiện rằng team “muốn" xả token trong thời gian ngắn hạn. Vì với các dự án long term thường sẽ lock từ 6 tháng - 1 năm với tất cả team lẫn VCs ngoài ra thời gian vesting thường rơi vào hơn 3 năm còn với team của Radiant
16,
thời gian vesting chỉ khoảng hơn 1 năm.
4. Việc triển khai Liquidity Mining tại nhiều vị trí đã khiến giá token lao dốc rõ ràng. Trong thời gian vừa qua khi thị trường có sự hồi phục rất nhiều altcoin trong hệ Arbitrum đã bay x2, x3 nhưng điều đó không
17,
xảy ra với Radiant tương tự với câu chuyện lực mua khá yếu. Việc chia sẻ doanh thu cũng có vẻ không hấp dẫn đối với holder RDNT.
5. Ngay khi vào trang chủ thì cái đầu tiên đập vào mắt mình là "hướng dẫn mua token RDNT" thì mình thấy điều này là cực
18,
kì không ổn với các dự án mình từ research điều ngay tương đương với việc dự án hướng người dùng tới việc mua token hơn là sử dụng sản phẩm.
6. Doc của dự án thì trình bày giẫm chân lên nhau đặc biết ở phần tokenomic ở trên ảnh thì ghi
19,
"core contributor & ecosystem" ở dưới thì ghi "core contributor & advisor" thì ngay việc làm doc còn chưa chỉn chu thì nói gì đến xây dựng sản phẩm.
Dựa trên các yếu tố trên mình cảm thấy khá confuse về dự án Radiant còn rất nhiều điểm cần phải follow
20,
cũng như làm rõ với dự án này nếu anh em muốn đầu tư trong tương lai. Còn với dự án có thiết kế tokenomic như này thì mình nghĩ anh em nên có những sự cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào Radiant.
Chắc là không giòn đối với Radiant Capital!